7 xu hướng Video Marketing nổi bật nhất năm 2025 mà bạn không nên bỏ lỡ

Tổng hợp các hình thức quay phim sự kiện phổ biến hiện nay

Với tốc độ thay đổi chóng mặt của thế giới quảng cáo, Video Marketing không còn là một lựa chọn “có cũng được, không có cũng không sao” mà trở thành yếu tố sống còn trong chiến lược tiếp thị của bất kỳ doanh nghiệp nào. Năm 2025, sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong hành vi người tiêu dùng sẽ định hình lại cách chúng ta tạo dựng nội dung video. Hãy cùng khám phá 7 xu hướng Video Marketing nổi bật nhất mà bạn nên cập nhật để không bị bỏ lại phía sau trong cuộc chơi này!

1. Video Marketing là gì? 

Trong thời đại kỷ nguyên số, video đã trở thành “ngôn ngữ review” mới & chung trên internet. Theo thống kê, người dùng internet dành trung bình 100 phút mỗi ngày để xem video trực tuyến. Cụ thể, mỗi tháng Youtube ghi nhận 10 tỷ lượt view và mỗi ngày người xem video trên Facebook là 800 triệu. Vậy thì cụ thể Video Marketing là gì?

Chia sẻ về ý nghĩa quay phim sự kiện mang lại cho doanh nghiệp

Xu hướng video Marketing là điều tất yếu của các doanh nghiệp

Video Marketing là một chiến lược tạo ra video hấp dẫn để thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thu hút đối tượng mục tiêu, tăng cường tương tác và thúc đẩy chuyển đổi từ suy nghĩ sang hành động mua sắm. Nội dung của video sẽ giúp doanh nghiệp truyền tải thông điệp và xây dựng mối quan hệ bền chặt, vững chắc với khách hàng. Kiểu tiếp thị này có thể được sử dụng ở khắp mọi nơi, từ mạng xã hội, website, OOH – biển quảng cáo ngoài trời đến các nền tảng tiếp thị khác.

Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều dạng Video Marketing đáp ứng đa dạng yêu cầu, mục đích quảng bá để doanh nghiệp triển khai. Dưới đây là 10 loại video cơ bản nhãn hàng nào cũng cần có: 

  • Video giới thiệu sản phẩm/dịch vụ 
  • Video hướng dẫn sử dụng 
  • Video review sản phẩm/dịch vụ 
  • Video khuyến mãi, giảm giá, tặng quà 
  • Video kiến thức, giáo dục 
  • Phim doanh nghiệp 
  • TVC quảng cáo 
  • Video hoạt hình  

2. 7 xu hướng Video Marketing “làm mưa làm gió” năm 2025

Năm 2025, chúng ta sẽ chứng kiến sự trỗi dậy của những xu hướng mới nào đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong cách thương hiệu tiếp cận và tương tác với khán giả? Hãy cùng đi sâu tìm hiểu các xu hướng Video Marketing dưới đây đã được tổng hợp từ nhiều nguồn tin cậy. 

2.1 Tạo video bằng AI và mô hình Deepfake 

Sự xuất hiện của AI đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lĩnh vực sáng tạo video. AI không chỉ tự động hóa quy trình sản xuất, tạo video bằng các câu lệnh và những hình ảnh mô tả sắc nét. Giờ đây, AI còn có thể tạo ra những video chân thực đến từng chi tiết, chỉ với một bức ảnh duy nhất. Tuy nhiên, đi kèm với sự phát triển vượt bậc này, việc kiểm duyệt nội dung cũng ngày càng trở nên gắt gao hơn nhằm đảm bảo tuân thủ các quy tắc đạo đức. 

Chỉ ngay trong những ngày đầu đón năm mới Ất Tỵ, một loạt những video sản xuất bằng trí tuệ nhân tạo của ByteDance – công ty sở hữu TikTok được lan truyền với tốc độ ánh sáng trên mọi nền tảng mạng xã hội và gây chấn động toàn cầu.

Video dài 23 giây mô tả Albert Einstein đang phát biểu của ByteDance. Trang công nghệ TechCrunch mô tả sản phẩm của ứng dụng này “tuyệt vời đến mức gây sốc” và “là những video deepfake chân thực nhất cho đến nay”

Theo nhóm nghiên cứu của ByteDance, OmniHuman-1 chỉ cần dữ liệu tham khảo là một bức ảnh và dữ liệu âm thanh như giọng nói, tiếng hát để tạo ra một đoạn video có độ dài tuỳ ý. Bạn tò mò vì sao chúng có thể làm được? Là vì hệ thống này đã được đào tạo trên 18.700 giờ dữ liệu video, sử dụng phương pháp “omni-conditions” cho phép nó học từ nhiều nguồn đầu vào như văn bản, âm thanh và tư thế cơ thể cùng một lúc. Tỷ lệ khung hình video đầu ra có thể được điều chỉnh, cũng như “tỷ lệ cơ thể” của nhân vật trong đó.

Ca sĩ AI đầu tiên được sáng tạo bởi OmniHuman-1 có các cử chỉ giống với người thật đến 95-97% 

Song song với sự phát triển vượt bậc này, việc kiểm duyệt nội dung cũng ngày càng trở nên gắt gao hơn nhằm đảm bảo tuân thủ các quy tắc đạo đức. Trên thực tế, Deepfake đã được sử dụng để đưa thông tin sai lệch, gian lận, lừa đảo và nhiều mục đích xấu khác. Trong đó, có một trường hợp nổi bật khi một kẻ lừa đảo sử dụng AI để giả mạo Brad Pitt để lừa một phụ nữ chuyển 850.000 USD.

Cùng trên đường đua này, chúng ta còn có những cái tên khác như Kling, Zhipu AI, Shengshu Tech, MiniMax hay Synthesia, Lumen5, Animoto. Hãy tận dụng các công cụ “tương lai” này để tạo ra những video hấp dẫn với lợi ích vượt trội.

2.2 Video ngắn định dạng dọc “thống lĩnh” 

Sự bùng nổ của TikTok, Instagram Reels và YouTube Shorts đã khẳng định sức hút mạnh mẽ của video ngắn. Theo nghiên cứu từ The Leap, lên đến 73% người tiêu dùng ưu tiên xem video ngắn khi tìm hiểu về sản phẩm hoặc dịch vụ, bởi tính dễ tiếp nhận thông tin và khả năng mang lại sự giải trí cao. Đây chính là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp để truyền tải thông điệp một cách nhanh chóng, sáng tạo và dễ dàng thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu.

Trong năm 2025, video ngắn vẫn sẽ là xu hướng chủ đạo, và các doanh nghiệp nên tối ưu hóa định dạng video dọc để phù hợp với thói quen sử dụng thiết bị di động. Đây là cách thức tận dụng triệt để màn hình điện thoại, mang đến một trải nghiệm liền mạch, hấp dẫn và dễ dàng tiếp cận người xem.

Một số lưu ý khi làm video định dạng dọc:

  • Nội dung ngắn gọn, súc tích và thông tin quan trọng nên đặt ở trong 3 giây đầu tiên để thu hút sự chú ý của người xem. Ví dụ như chương trình khuyến mãi, quà tặng, voucher v.v. 
  • Đảm bảo hình ảnh nét, màu sắc hài hòa và âm thanh chất lượng tốt để người xem không bị phân tâm.
  • Nội dung cần sáng tạo và mới lạ để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh. 
  • Mỗi nền tảng và thiết bị di động có tỷ lệ khung hình khác nhau, hãy điều chỉnh kích thước video phù hợp để hình ảnh và nội dung được hiển thị tốt nhất. 

2.3 Cá nhân hóa Video 

Khán giả ngày càng khao khát những nội dung được “đo ni đóng giày” cho riêng mình. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần sử dụng công cụ phân tích chuyên sâu và thu thập dữ liệu (sở thích, nhu cầu và hành vi mua sắm) để tạo ra nội dung riêng từng nhóm, làm cho khách hàng cảm thấy được quan tâm. Điều này giúp tăng cường thời gian xem, tương tác, tạo ra trải nghiệm tốt hơn cho khách hàng và tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Ví dụ như ngành mỹ phẩm hiện nay, họ đã tạo ra các video phân tích về màu sắc da theo 3 tone: cool, neutral và warm hay theo 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Sau đó, là hàng loạt các video nhỏ giới thiệu sản phẩm phù hợp với từng loại da này. Các thương hiệu đã triển khai thành công dạng video này là Maybeline, 3CE, Romand, Lilybyred, Clio v.v. 

Netflix – hãng dịch vụ giải trí trực tuyến của Mỹ, ngày càng mở rộng thị phần không chỉ đến từ việc đầu tư sản xuất các phim truyền hình, phim điện ảnh và chương trình truyền hình. 

  • Hành động: Netflix là một ví dụ điển hình về việc sử dụng video cá nhân hóa để tăng cường trải nghiệm người dùng. Dựa trên lịch sử xem phim và sở thích của từng người dùng, Netflix tạo ra các đoạn giới thiệu phim và chương trình truyền hình được cá nhân hóa.
  • Kết quả: Các video giới thiệu này giúp người dùng dễ dàng tìm thấy nội dung phù hợp với sở thích của mình, từ đó tăng thời gian họ ở lại trên nền tảng và mức độ tương tác.

2.4 Video 360 độ, thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Video ứng dụng kỹ xảo 360 độ, công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR) mang đến trải nghiệm sống động cho người xem, tăng cường tương tác và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các công nghệ này đang ngày càng phát triển và được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau. 

Dưới đây là một số ví dụ về các thương hiệu đã ứng dụng thành công các công nghệ này:

  • Video 360 độ: 

Audi đã sử dụng Video 360 độ để cho phép khách hàng trải nghiệm các mẫu xe của họ một cách chi tiết và sống động. Thông qua video 360 độ, khách hàng có thể nhìn thấy mọi góc cạnh của chiếc xe từ bên trong và bên ngoài, giúp họ hiểu rõ hơn về thiết kế, tính năng và tiện nghi của xe mà không cần phải đến showroom.

  • Video thực tế ảo VR: 

The North Face – Thương hiệu này đã sử dụng VR để tái tạo lại các chuyến đi bộ đường dài đến các địa điểm như Everest, nơi khách hàng có thể “tham gia” vào một chuyến phiêu lưu ảo, giúp họ cảm nhận được sản phẩm (quần áo, dụng cụ leo núi) trong môi trường thực tế khắc nghiệt.

  • Video thực tế tăng cường AR: 

IKEA tạo ra ứng dụng “IKEA Place” áp dụng công nghệ AR, cho phép người dùng xem cách các món đồ nội thất sẽ trông như thế nào khi được đặt trong không gian thực của họ thông qua màn hình smartphone. Điều này giúp khách hàng hình dung rõ ràng hơn về sản phẩm trước khi quyết định mua. Có lẽ năm 2025 sẽ là năm của đường đua công nghệ, nơi các doanh nghiệp giúp khách hàng có cái nhìn trực quan hơn, chi tiết hơn về sản phẩm/dịch vụ, từ đó tăng cường sự tin tưởng và quyết định mua hàng.

2.5 Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói  

Tối ưu hóa tìm kiếm bằng giọng nói đang có ảnh hưởng lớn đến các chiến lược video marketing, tạo ra nhiều cơ hội cũng như thách thức mới cho các nhà tiếp thị. 

Với việc người dùng ngày càng sử dụng giọng nói để tìm kiếm, cách tối ưu hóa nội dung video cũng phải thay đổi. Các từ khóa và cụm từ tìm kiếm truyền thống (dựa vào gõ bàn phím) có thể không còn hiệu quả như trước. Các video marketing giờ đây cần tập trung vào:

  • Ưu tiên cụm từ tự nhiên, từ khóa có tính hội thoại vì tìm kiếm bằng giọng nói thường thiên về các câu hỏi như “Làm sao để cải thiện SEO cho website?”. Nội dung video sẽ trả lời các câu hỏi mà người dùng hỏi qua giọng nói. 
  • Tối ưu hóa tiêu đề, mô tả và thẻ video bằng từ khóa để dễ dàng hiển thị khi người dùng tìm kiếm. 
  • Các trợ lý ảo như Google Assistant, Siri, hay Alexa thường xuyên cung cấp các video từ YouTube và các nền tảng video khác khi người dùng yêu cầu. Việc tối ưu hóa video sao cho trợ lý ảo có thể dễ dàng phát hiện và đề xuất sẽ gia tăng khả năng tiếp cận video marketing của bạn. Vậy nên có khả năng tiêu đề, mô tả và phụ đề video sẽ cần có tiếng Anh – ngôn ngữ thông dụng hàng đầu hiện nay. 
  • Đừng quên giá trị thật sự video mang đến cho người xem là gì? Các video cần phải có thông tin rõ ràng, dễ hiểu và trả lời chính xác, chi tiết các câu hỏi mà người xem đặt ra.
  • Tìm kiếm giọng nói mang đến cơ hội để tạo ra các video marketing mang tính cá nhân hóa cao hơn. Ví dụ, doanh nghiệp có thể tạo ra các video trả lời các câu hỏi phổ biến từ khách hàng của mình hoặc tạo các video hướng dẫn dựa trên thói quen và nhu cầu của người dùng.

2.6 Từ khóa “ẩn mình” trong phụ đề và nội dung video 

Từ khóa “ẩn mình” trong phụ đề và nội dung video là một chiến lược SEO tinh vi được sử dụng để tối ưu hóa tìm kiếm mà không làm gián đoạn hoặc giảm chất lượng của nội dung video. Việc này liên quan đến việc chèn các từ khóa vào video một cách tự nhiên, thường là trong phần phụ đề, mô tả, hoặc các yếu tố không phải là phần chính của nội dung video.

Lý do nên sử dụng từ khóa “ẩn” trong video? 

  • Tăng khả năng tìm kiếm: Các nền tảng video như YouTube, TikTok, và Vimeo sử dụng thuật toán để phân tích phụ đề và mô tả video. Việc tối ưu hóa video với các từ khóa “ẩn” giúp video xuất hiện trong kết quả tìm kiếm khi người dùng khi tìm kiếm các từ khóa liên quan.
  • Không làm gián đoạn trải nghiệm người dùng: Việc nhúng các từ khóa vào phụ đề hoặc mô tả video giúp video có thể tiếp cận đúng đối tượng mà không làm video trở nên “nhồi nhét” quá nhiều từ khóa, khiến người xem cảm thấy khó chịu. Từ khóa không cần phải xuất hiện quá rõ ràng trong lời thoại hoặc nội dung chính của video.
  • SEO tự nhiên: Với việc sử dụng từ khóa “ẩn”, video có thể đạt được hiệu quả SEO tự nhiên mà không cần phải áp dụng các chiến thuật SEO cứng nhắc như tối ưu hóa tiêu đề hoặc mô tả video quá mức. Điều này giúp video dễ dàng tiếp cận đối tượng người xem tiềm năng mà không làm mất đi tính tự nhiên của nội dung.

Lưu ý: Việc nhúng từ khóa “ẩn” vào phụ đề và mô tả đòi hỏi sự khéo léo để không làm video trở nên khó hiểu hoặc làm giảm trải nghiệm của người xem. Nếu việc sử dụng từ khóa “ẩn” quá lạm dụng hoặc không đúng cách (ví dụ: nhồi nhét từ khóa), thuật toán của các nền tảng như YouTube có thể nhận diện và giảm xếp hạng của video, gây ảnh hưởng xấu đến hiệu quả SEO.

2.7 Video do người dùng tạo 

Với sự phát triển mạnh mẽ của các nền tảng mạng xã hội và sự dễ dàng trong việc tạo ra nội dung video nhờ vào các smartphone có chất lượng camera cao, người dùng giờ đây không chỉ là người tiêu thụ nội dung mà còn là người tạo ra nội dung. Video do người dùng tạo (User Generated Content – UGC) đã và đang trở thành xu hướng mạnh mẽ trong video marketing với sức mạnh lan truyền chóng mặt, đặc biệt trong năm 2025.

Những lý do chính mà UGC có sức mạnh trong marketing đó là: 

  • Không có sự can thiệp quá nhiều về mặt sản xuất, khiến chúng trở nên gần gũi và thật hơn so với các video quảng cáo chính thức của thương hiệu.
  • Những video chia sẻ trải nghiệm thực tế từ người dùng giúp xây dựng lòng tin và uy tín cho thương hiệu. Khi người tiêu dùng thấy rằng sản phẩm của thương hiệu đã được thử nghiệm và chấp nhận bởi những người giống họ, họ có xu hướng tin tưởng hơn vào chất lượng và hiệu quả của sản phẩm.
  • UGC có khả năng lan truyền mạnh mẽ, đặc biệt là trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Instagram, Facebook. Khi một người dùng chia sẻ video về sản phẩm hoặc dịch vụ, nếu nội dung đó thú vị, hữu ích, hoặc cảm động, nó có thể nhanh chóng được chia sẻ rộng rãi và có nhiều người tham gia tương tác. 
  • Một trong những lợi ích rõ ràng của UGC là việc tiết kiệm chi phí. Thay vì phải đầu tư một khoản tiền lớn vào việc sản xuất các video quảng cáo chuyên nghiệp, thương hiệu có thể tận dụng video do người dùng tạo ra. 
  • Các video do người dùng tạo có tính sáng tạo và đa dạng rất cao. Những người dùng sáng tạo nội dung có thể mang đến những góc nhìn mới mẻ và thú vị mà các thương hiệu có thể chưa nghĩ tới. 

Trên đây là 7 xu hướng video marketing dự kiến sẽ “làm mưa làm gió” năm 2025 và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ hơn nữa với các xu hướng mới khác. Các thương hiệu cần nhanh chóng áp dụng những xu hướng này để nâng cao khả năng tiếp cận và xây dựng lòng tin với khách hàng. Nếu bạn đang cần sản xuất video marketing giới thiệu về thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ chất lượng cao, hãy liên hệ ngay cho S’Pencil Creative Agency với hơn 5 năm kinh nghiệm, đồng hành cùng 6.000+ doanh nghiệp trong việc tạo ra các video sáng tạo, hấp dẫn và tối ưu hóa cho chiến lược marketing, giúp thương hiệu của bạn tiếp cận đúng đối tượng và đạt được hiệu quả vượt trội.

Có thể bạn quan tâm: Những thay đổi trong xu hướng Digital Marketing 2025

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*