Điểm qua 7 xu hướng phông chữ nổi bật nhất trong năm 2025 mà bạn không nên bỏ lỡ

Phông chữ không chỉ là công cụ truyền tải thông tin, mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách và cá tính cho thiết kế. Năm 2025, thế giới typography sẽ chứng kiến sự lên ngôi của những xu hướng nào? Hãy cùng S’Pencil Agency điểm qua 7 xu hướng phông chữ nổi bật nhất mà bạn không nên bỏ lỡ, để làm mới diện mạo cho các thiết kế của mình nhé! 

1. Tổng quan về xu hướng thiết kế năm 2025

Tạo tiền đề từ những năm trước đấy (nhất là năm 2024), năm Ất Tỵ hứa hẹn là sự bùng nổ của những xu hướng thiết kế đầy sáng tạo, đột phá và mang hơi thở tương lai. Từ sự trỗi dậy của trí tuệ nhân tạo (AI) đến sự “lên ngôi” của trải nghiệm người dùng (UX), thế giới thiết kế đang chứng kiến những chuyển động mạnh mẽ. Hãy “đón đầu” xu hướng, nắm bắt cơ hội và tạo ra những thiết kế độc đáo, ấn tượng, góp phần định hình tương lai của ngành.

Cùng điểm qua nhanh một số xu hướng thiết kế tiếp tục phát triển và lan tỏa sức ảnh hưởng mạnh mẽ, sâu rộng trong từng ngõ ngách đó là: 

  • Trí tuệ nhân tạo (AI) là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp designer có thêm/hoàn thiện ý tưởng, tối ưu hóa quy trình và tạo ra những thiết kế độc đáo. 
  • “Chạm” đến cảm xúc của người dùng bằng thiết kế UX không chỉ thân thiện, dễ sử dụng, đáp ứng tối đa nhu cầu mà còn có thể tùy chỉnh theo sở thích cá nhân, tạo ra những trải nghiệm tương tác thú vị và hấp dẫn. 
  • Bảo vệ hành tinh xanh đang trở thành một phần của cuộc sống với những sản phẩm được thiết kế “bền vững”. 
  • Sự giao thoa giữa phong cách thiết kế Maximalism (Tối đa) và Minimalism (Tối giản). 

2. 7 xu hướng phông chữ nổi bật năm 2025

Từ những xu hướng thiết kế trên, typography luôn là một phần không thể thiếu trong mỗi bản thiết kế nhằm giúp thương hiệu thể hiện tone & mood cũng như truyền tải thông điệp một cách rõ ràng hơn. Ví dụ thương hiệu cổ điển, sang trọng thường sẽ chọn font chữ Serif còn Sans-Serif mang đến cảm giác hiện đại, trẻ trung, năng động và tối giản. 

Việc “lật đổ” sự thống trị của phông chữ Sans-Serif đến việc “hồi sinh” những phông chữ mang phong cách tân cổ điển, năm 2027 sẽ là một bức tranh đa dạng và cân bằng giữa các phông chữ phức tạp, đột phá và bản sắc truyền thống. Cùng S’Pencil khám phá chi tiết 7 phông chữ có khả năng tạo nên “làn sóng viral” trong năm nay. 

2.1. Phông chữ lớn và đậm (Bold and Oversized Typography)

“Khủng bố” thị giác – Ấn tượng khó phai đó có thể là cảm nhận của người xem khi thấy những thiết kế ứng dụng phông chữ lớn và đậm ngay từ cái nhìn đầu tiên. Khi kích cỡ chữ khổ lớn hơn thông thường đồng nghĩa với việc không gian thiết kế trở nên thu hẹp lại buộc thương hiệu phải rút ngắn thông điệp, chỉ tập trung vào những gì cốt lõi nhất. Điều này giúp người xem dễ dàng tiếp nhận thông tin một cách nhanh chóng và ghi nhớ hiệu quả. 

Nike với phông chữ Futura đậm và lớn đã trở thành biểu tượng quen thuộc trên toàn thế giới. Sự đơn giản, mạnh mẽ của phông chữ đã góp phần tạo nên “tuyên ngôn” về sự năng động, thể thao và tinh thần chiến thắng của thương hiệu.

Hay như tạp chí thời trang danh tiếng Vogue thường sử dụng phông chữ Didot hoặc Bodoni với kích thước lớn trên trang bìa. Sự kết hợp giữa phông chữ cổ điển và thiết kế hiện đại đã tạo nên một phong cách độc đáo, mang đậm dấu ấn riêng của Vogue. 

Tại Việt Nam vào 6/7/2023, chúng ta thấy sự đổi mới của thương hiệu sữa luôn mang hình ảnh truyền thống, cổ điển chuyển sang nguồn năng lượng mới, trẻ trung, để người tiêu dùng sẽ ngày càng tin tưởng đó chính là Vinamilk. Định dạng chữ khổ lớn và bôi đậm được đồng bộ ở mọi mặt trận: logo, bao bì sản phẩm, OOH, Digital, Social Media… để tạo ra nhiều điểm chạm trở thành “Top of mind” của người tiêu dùng. 

Có lẽ bạn cũng như tôi trở thành một nhân tố giúp Vinamilk lan tỏa nhận diện mới với “trò chơi vui” được tạo trên website: https://est1976.vinamilk.com.vn đó là tạo hình ảnh theo phong cách logo mới của Vinamilk. Điều này, đã trở thành trào lưu được lan truyền rộng rãi trên các trang mạng xã hội và được giới trẻ đặc biệt yêu thích bởi sự sáng tạo, độc đáo, gắn kết. 

2.2. Phông chữ viết tay (Handwritten Fonts)

Trong thời đại công nghệ số, khi mọi thứ trở nên quá nhanh chóng và “máy móc”, 

phông chữ viết tay (Handwritten Typography) xuất hiện trở lại mang đến cảm giác chân thật, gần gũi và ấm áp. Chúng gợi nhớ về những bức thư tay, những tấm thiệp tự làm, những món quà thủ công… tất cả đều chứa đựng tình cảm và tâm huyết của người tạo ra.

Một trong những thương hiệu đình đám và có số lượng khách hàng nhí trung thành “khủng” trên toàn cầu sử dụng thành công phông chữ này đó chính là Barbie. 

Những nét bo mềm mại cùng đường uốn lượn bay bổng tạo cảm giác tự do, phóng khoáng đi kèm với màu sắc tươi sáng như hồng, tím giúp thương hiệu thể hiện rõ tính cách, thông điệp. Logo dễ dàng ứng dụng vào trong các hoạt động truyền thông bao gồm bao bì sản phẩm, quảng cáo và các sự kiện. Từ đây, thương hiệu dễ dàng kết nối với đối tượng mục tiêu là trẻ em, thanh thiếu niên, và những người yêu thích phong cách của Barbie. 

2.3. Phông chữ đa chiều (3D Typography)

Xu hướng sử dụng phông chữ ba chiều (3D font) trong thiết kế đồ họa ngày càng trở nên phổ biến. Các phần mềm thiết kế 3D chuyên dụng như Cinema 4D, Blender, ZBrush cho phép các nhà thiết kế tạo ra những phông chữ 3D phức tạp và tinh xảo. Đây là một cách tạo ra sự tương tác và chiều sâu cho các yếu tố văn bản, giúp các thiết kế trở nên sinh động và bắt mắt hơn, mở ra thế giới ảo thỏa sức sáng tạo trong đời thực. Một số điểm nổi bật của xu hướng này bao gồm:

  1. Tạo ấn tượng mạnh mẽ: Phông chữ 3D mang lại sự độc đáo và sáng tạo, giúp các thiết kế nổi bật và dễ nhận diện.
  2. Tăng tính thực tế: Với sự phát triển của công nghệ, phông chữ 3D có thể được áp dụng trong các ứng dụng thực tế tăng cường (AR) và thực tế ảo (VR), tạo ra trải nghiệm sống động và gần gũi hơn.
  3. Tạo sự tương tác: Phông chữ 3D cho phép người xem tương tác với văn bản, như xoay, thu, hoặc kéo chữ. Điều này tạo ra trải nghiệm người dùng độc đáo và thú vị.

Thomas Burden – nhà làm phim hoạt hình, giám đốc sáng tạo và nghệ sĩ 3D tại Vương quốc Anh. Anh ta tạo ra và khám phá những thế giới sống động của từ ngữ và chữ cái với các kết cấu trông chân thực đến mức có thể chạm vào được.

Nghệ sĩ 3D cũng chia sẻ trong quá trình tạo ra những tác phẩm 3D Typography: “Bên cạnh sử dụng Photoshop, Illustrator và After Effects hàng ngày thì tôi sử dụng Cinema4D cho hầu hết mọi việc. Hiện tại, khi muốn đi sâu hơn và hiểu tường tận hơn về thế giới VR để tạo ra nội dung tương tác, tôi đang bắt đầu học Spline – một công cụ tuyệt vời cho các tương tác UX đơn giản và hiệu quả”.

Nike sử dụng những font chữ 3D trong các chiến dịch quảng cáo hoặc logo có tính 3D để tạo cảm giác chuyển động và sự năng động. Khi áp dụng vào chiến lược truyền thông, Nike thường chơi với không gian và chiều sâu trong những chữ cái để tạo cảm giác mạnh mẽ, dứt khoát và đột phá.

Dưới đây là một số thiết kế chữ đa chiều (Multidimensional) – 3D Typography khác mà bạn có thể tham khảo: 

2.4. Phông chữ không chân (Sans Serif) hiện đại

Những năm qua chúng ta đã thấy sự lên ngôi và thống trị trên mọi mặt trận ở đa dạng lĩnh vực của phông chữ Sans Serif. Chúng xuất hiện ở khắp mọi kênh, mọi điểm chạm tới người tiêu dùng. 

Phông chữ không chân (Sans Serif) đã trở thành một biểu tượng của sự đơn giản và hiện đại trong thiết kế. Chúng được ứng dụng nhiều là vì: 

  • Tính thẩm mỹ cao: Đường nét chữ cái tinh tế, rõ ràng mang đến vẻ đẹp hiện đại và chuyên nghiệp cho thiết kế.
  • Khả năng hiển thị tốt: Sans Serif hiển thị tốt trên màn hình, đặc biệt là ở các kích thước nhỏ, giúp người đọc dễ dàng đọc và tiếp nhận thông tin.
  • Tính ứng dụng rộng rãi: Có thể được sử dụng trong nhiều loại thiết kế khác nhau, từ logo; poster, banner của bài đăng trang mạng xã hội; website đến các biển quảng cáo ngoài trời. 

Các biến thể mới của phông chữ không chân

  • Geometric Sans: Biến thể này dựa trên các hình học cơ bản, tạo nên vẻ ngoài mạnh mẽ, hiện đại và futuristic.
  • Humanist Sans: Nếu bạn tìm phông chữ có phong thái cổ điển, với các nét chữ mềm mại, uyển chuyển hơn những vẫn tạo cảm giác thân thiện và gần gũi thì Humanist Sans là sự lựa chọn đáng để cân nhắc. 
  • Grotesque Sans: Có đặc điểm nổi bật là sự đơn giản, sạch sẽ và dễ đọc, thường mang lại cảm giác hiện đại và trung tính. Phù hợp với những thương hiệu công nghệ, thiết kế, các công ty sáng tạo, chăm sóc khách hàng, giáo dục, hoặc các tổ chức phi lợi nhuận.
  • Neo-Grotesque Sans: Là sự kết hợp giữa Grotesque và Humanist, tạo nên vẻ ngoài cân đối, hài hòa. Các công ty trong lĩnh vực tài chính, y tế, hay dịch vụ có thể sử dụng phong cách này.

Ngoài ra, còn có các biến thể của phông chữ không chân phổ biến đang được các designer ưu ái sử dụng hiện nay mà bạn có thể cân nhắc trong thiết kế web đó là Helvetica, Arial, Roboto, Open Sans, Loto… 

2.5. Phông chữ kiểu vintage (Vintage Fonts)

Khi thời đại kỹ thuật số đạt đến ngưỡng phát triển nở rộ như hiện nay là lúc những giá trị xưa cũ, hoài niệm hoài cổ được tìm về nhằm mang lại sự mới mẻ và sáng tạo khi được ứng dụng trong các bối cảnh hiện đại.

Với tác động mạnh mẽ của phong cách retro trong thị trường hiện nay, việc ứng dụng các phông chữ cổ điển là một công cụ mạnh mẽ trong việc tạo dựng hình ảnh và kết nối với các tệp khách hàng khác nhau.

  • Kéo gần khoảng cách các thế hệ: Các phông chữ cổ điển tạo ra một không gian kết nối với quá khứ, mang lại cảm giác thân thuộc và gần gũi. Khi kết hợp với thương hiệu phù hợp chúng tạo ra sự gợi nhớ về những thời kỳ xưa cũ, giúp các thế hệ kéo gần khoảng cách cũng như để thế hệ trẻ hiểu hơn thời ông cha. 
  • Ví dụ: Kem Tràng Tiền – một thương hiệu lâu đời, gắn với lịch sử và văn hóa của người Hà Nội. Logo và bộ bao bì mới cùng slogan “Hương vị vượt thời gian” đã khắc họa được những lợi ích lý tính và cảm tính trên giá trị cốt lõi của sản phẩm là: Truyền thống – Hoài niệm – Chất lượng – Tươi mới – Nguyên liệu tự nhiên. 
  • Kết quả: Brand Awareness tăng trưởng đối với tệp khách hàng trẻ (Gen Z) và củng cố Brand Love với tệp khách hàng trung thành (Gen X trở về trước). Mỗi dịp cuối tuần nếu bạn ghé Hồ Gươm đều sẽ thấy hình ảnh những gia đình từ già đến trẻ hay những nhóm bạn đang xếp hàng mua kem hoặc ăn kem Tràng Tiền ở hai bên đường với số lượng người đông đến mức có thể tràn xuống vỉa hè hoặc nối dài cả một đoạn đường. 
  • Tạo nên sự khác biệt: Trong bối cảnh thiết kế hiện đại với những xu hướng tối giản, phông chữ vintage mang lại một sự đối lập thú vị, giúp tạo điểm nhấn và làm cho sản phẩm hoặc thương hiệu nổi bật giữa đám đông.
  • Ví dụ: Sử dụng phông chữ Blackletter, một kiểu chữ gothic cổ điển mang phong cách mạnh mẽ và cá tính. Logo Harley-Davidson với phông chữ đặc trưng đã trở thành biểu tượng của sự tự do, mạnh mẽ, độc lập và tinh thần phiêu lưu của biker.
  • Kết quả: Harley-Davidson duy trì vị thế là một trong những thương hiệu xe máy phân khối lớn hàng đầu thế giới. Với những ai yêu thích 
  • Sàng lọc khách hàng mục tiêu: Trong thế giới muôn vẻ muôn sắc, phông chữ Vintage hay phong cách Retro luôn mang đến một diện mạo khác biệt hẳn và không phải ai nhìn cũng đã thấy thích giống như múi sầu riêng. Chính điều này sẽ giúp thương hiệu “hút” đúng đối tượng mục tiêu và sàng lọc “khách vãng lai” một cách hiệu quả. Những thương hiệu như Coca-Cola, Levi’s, hay Nike đã thành công trong việc khai thác yếu tố này để tạo ra các chiến dịch quảng cáo và sản phẩm được đón nhận rộng rãi.
  • Tăng cường nhận diện thương hiệu: Các phông chữ Vintage, khi được sử dụng một cách nhất quán và khéo léo, có thể trở thành một yếu tố nhận diện thương hiệu đặc trưng. 

Những phông chữ như “Futura” hay “Helvetica” đã được nhiều thương hiệu nổi tiếng sử dụng để tăng cường khả năng nhận diện và sự nhất quán trong thông điệp truyền thông.

Ví dụ: 

  • Levi’s trở thành biểu tượng của phong cách thời trang denim.
  • Logo Jack Daniel’s với phông chữ đặc trưng đã trở thành biểu tượng của rượu whisky Tennessee.
  • Phông chữ viết tay logo của Benefit Cosmetics được sử dụng rộng rãi trong các sản phẩm và ấn phẩm của thương hiệu đã trở thành biểu tượng của ngành công nghiệp mỹ phẩm và được nhiều người yêu thích.

Một số phông chữ Vintage đẹp được Việt hóa: 

2.6. Phông chữ tùy chỉnh (Custom Fonts)

Đây không chỉ là một kiểu chữ được “đặt làm riêng” cho một thương hiệu, tổ chức hoặc ứng dụng cụ thể mà còn là tài sản của thương hiệu. Không giống như các phông chữ tiêu chuẩn có sẵn để sử dụng chung, phông chữ tùy chỉnh (Custom Fonts) được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu riêng biệt và thường phản ánh cá tính của thương hiệu hoặc nhu cầu thiết kế cụ thể.

Khi Coca-Cola tiếp bước các thương hiệu Airbnb, Nokia, General Electric, Intel và BMW đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong hành trình xây dựng thương hiệu bằng cách tạo ra phông chữ độc quyền. Họ đã “gói gọn quá khứ của Coca-Cola và tái hiện di sản của chủ nghĩa hiện đại Mỹ” để chinh phục những đỉnh cao mới trong kỷ nguyên số.

Xu hướng tạo ra phông chữ tuỳ chỉnh phát triển mạnh mẽ sở dĩ là vì những lợi ích sau đây: 

  • Đảm bảo tính độc quyền giúp thương hiệu phân biệt với đối thủ, không gây nhầm lẫn hay tạo cảm giác “trông giống như thương hiệu nào đấy”. Khách hàng khi nhìn thấy logo sẽ ngay lập tức có thể liên tưởng đến thương hiệu hoạt động trong lĩnh vực nào, cung cấp sản phẩm/dịch vụ gì mà không cần giới thiệu. 
  • Biến phông chữ trở thành “giọng nói” thương hiệu trên trên mạng xã hội, các kênh truyền thông trực tuyến và cửa hàng vật lý
  • Duy trì tính nhất quán trong các ấn phẩm quảng cáo từ website, bao bì, tài liệu marketing, đến các bài đăng trên mạng xã hội. 
  • Mỗi phông chữ sẽ mang một “vibe” riêng và đường nét của chữ cái sẽ giúp thương hiệu kết nối với khách hàng. Ví dụ như chữ mềm mại và tròn trịa mang đến cảm giác thân thiện, dễ chịu trong khi nét chữ cứng cáp sẽ tạo quyền lực, mạnh mẽ và uy tín. 
  • Tăng giá trị thương hiệu trong mắt khách hàng vì để thiết kế một phông chữ tuỳ chỉnh, doanh nghiệp sẽ cần đầu tư nhiều cả về thời gian, ngân sách và công sức để cho ra thiết kế ưng ý nhất. 
  • Phông chữ tuỳ chỉnh dễ dàng đăng ký bản quyền bởi tính độc quyền có 1-0-2, giúp bảo vệ thương hiệu khỏi việc bị sao chép hoặc sử dụng trái phép bởi các đối thủ cạnh tranh. 

2.7. Phong cách phối hợp phông chữ (Mixed Typography)

Từ trước đến nay, kết hợp nhiều loại phông chữ (Mixed Typography) trong thiết kế đã trở thành một phương pháp phổ biến để tạo sự mới lạ. Ngoài ra, việc phối hợp phông chữ còn giúp phân chia nội dung chính – phụ để người xem dễ dàng phân biệt và tiếp nhận thông tin. Bạn có thể thấy trong các thiết kế bài đăng của các thương hiệu trên fanpage hay bao bì sản phẩm. 

Tuy nhiên, việc phối hợp font chữ trong thiết kế luôn là bài toán không hề dễ dàng. Bạn vừa phải tạo được độ tương phản để dẫn dắt thông tin, vừa phải đảm bảo các font chữ “hòa hợp” thống nhất cảm xúc. Nếu bạn vẫn gặp khó khăn khi “mix” phông chữ, tham khảo ngay các tips sau. 

Serif và Sans-serif

Sự kết hợp này tạo ra sự cân bằng giữa nét cổ điển và hiện đại, giúp thiết kế của thương hiệu trở nên ấn tượng và thu hút một cách nhẹ nhàng, dễ tiếp cận. Các đặc tính hiện đại của hai phông chữ này hoàn toàn phù hợp để bổ trợ cho nhau với mức độ dễ đọc và đáng tin cậy cao. 

Phông chữ cùng một họ 

Các phông chữ cùng một họ (family) thường có nhiều biến thể (biến thể đậm, nghiêng,…) và thường kết hợp tốt với nhau. Ví dụ, sử dụng các biến thể của phông chữ Roboto (Regular, Bold, Italic). Ngoài ra, bạn cũng có thể cân nhắc kết hợp giữa “Montserrat” và “Montserrat Regular” hay “Montserrat Bold” và “Montserrat Italic”. 

Phông chữ có độ đậm nhạt khác nhau

Sử dụng một phông chữ có trọng lượng đậm (bold) cho tiêu đề và phông chữ nhẹ (light) hoặc thường (regular) cho nội dung văn bản giúp tạo sự phân cấp và dễ dàng phân biệt các phần trong thiết kế. Ví dụ: “Roboto Bold” cho tiêu đề và “Roboto Regular” cho phần nội dung chi tiết.

Hạn chế số lượng phông chữ kết hợp 

Không nên sử dụng quá ba kiểu chữ trong một thiết kế để tránh làm cho thiết kế trở nên rối mắt và khó đọc. Thường thì bạn chỉ cần hai kiểu chữ: một cho tiêu đề và một cho nội dung.

Phông chữ có tính cách khác nhau

Phông chữ có tính cách mạnh mẽ (strong) thường phù hợp cho tiêu đề hoặc các yếu tố cần sự nổi bật, trong khi phông chữ nhẹ nhàng, thanh thoát (light, serif) lại thích hợp cho văn bản chính. Việc kết hợp này sẽ tạo ra một sự cân bằng giữa yếu tố trang trọng và hiện đại. Ví dụ: Tiêu đề sử dụng “Bebas Neue” (đậm, hiện đại) thì phần thông tin phụ có thể là “Merriweather” (nhẹ nhàng). 

Chú ý đến kích thước và khoảng cách

Kích thước cũng rất quan trọng khi kết hợp các phông chữ với nhau. Tiêu đề cần lớn và nổi bật do đó, kích thước chữ văn bản phụ thường nhỏ hơn. Khoảng cách (line-height và letter-spacing) cũng cần được điều chỉnh để đảm bảo sự dễ đọc và thẩm mỹ.

3. Tác động của các xu hướng này đến thiết kế

Trong thế giới thương hiệu, phông chữ đóng vai trò như một “đại sứ” thầm lặng, kết nối trực tiếp với khách hàng thông qua ngôn ngữ. Giữa vô vàn lựa chọn, doanh nghiệp cần cân nhắc kỹ lưỡng giữa việc sử dụng phông chữ có sẵn và thiết kế riêng một “bộ mặt chữ” độc đáo.

Mỗi lựa chọn mang đến những lợi thế riêng, nhưng chìa khóa thành công nằm ở sự thấu hiểu sâu sắc về bản sắc thương hiệu. Bởi lẽ, phông chữ xuất hiện trên mọi “điểm chạm” – từ logo, website, ấn phẩm truyền thông đến mạng xã hội – và một lựa chọn đúng đắn sẽ giúp “nâng tầm” hình ảnh thương hiệu trên thị trường.

Tầm quan trọng của việc lựa chọn đúng phông chữ cho từng dự án thiết kế: 

  • Phù hợp với mục đích: Mỗi dự án thiết kế có một mục đích và thông điệp riêng. Việc lựa chọn phông chữ phù hợp sẽ giúp truyền tải thông điệp một cách hiệu quả và chính xác nhất.
  • Đối tượng mục tiêu: Phông chữ cần phù hợp với đối tượng mục tiêu để tạo ra những chuyển đổi về tương tác, yêu thích hay tăng trưởng doanh thu. Ví dụ, nếu thiết kế dành cho giới trẻ nên sử dụng phông chữ năng động, hiện đại. Đối với người lớn tuổi, phông chữ dễ đọc, rõ ràng sẽ là sự lựa chọn tốt nhất.
  • Duy trì sự nhất quán: Việc sử dụng phông chữ đồng bộ trong tất cả các tài liệu và các hoạt động truyền thông giúp tạo nên một hình ảnh thương hiệu rõ ràng và chuyên nghiệp, dễ nhận diện cho người xem.
  • Tối ưu hóa trải nghiệm người dùng: Dễ đọc, dễ nhìn sẽ giúp người dùng có trải nghiệm tốt hơn khi tương tác với thiết kế.
  • Định hình phong cách: Phông chữ có thể giúp định hình phong cách thiết kế của bạn, từ cổ điển đến hiện đại, từ đơn giản đến phức tạp. 

Tóm lại, năm 2025 sẽ chứng kiến sự lên ngôi của những xu hướng phông chữ đầy sáng tạo và độc đáo. Việc nắm bắt và áp dụng linh hoạt 7 xu hướng nổi bật trên sẽ giúp bạn tạo ra những thiết kế ấn tượng, thu hút và mang đậm dấu ấn cá nhân. Hãy nhớ rằng, phông chữ không chỉ là công cụ truyền tải thông tin mà còn là yếu tố quan trọng tạo nên phong cách và cá tính cho thiết kế. Chúc bạn thành công trên hành trình khám phá và chinh phục thế giới typography đầy thú vị này. Hãy bấm theo dõi chúng tôi trên mọi nền tảng để cập nhật những thông tin về nghề nhanh nhất nhé!

Đọc thêm: Các xu hướng thiết kế mới nhất năm 2025 Designer không nên bỏ lỡ

Tư vấn báo giá dịch vụ

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*

Kết nối ngay với S'Pencil

S’Pencil Agency luôn sẵn sàng lắng nghe và đưa ra giải pháp tối ưu nhất cho vấn đề của bạn.

Họ và tên*
Email*
Số điện thoại*
Dịch vụ *
Yêu cầu công việc*